Trang thông tin điện tử

Xã Bình Châu

Đảng ủy, HĐND, UBND,UBMTTQ Việt Nam phường đi thăm các trường học trên địa bàn phường nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

BÀI TUYÊN TRUYỀN 50 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG HUYỆN BÌNH SƠN (25/3/1975 - 25/3/2019)

Ngày 21/3/1975, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị yêu cầu quân và dân trong tỉnh, các cấp ủy, các đơn vị lực lượng vũ trang cần phải nhanh chóng triệt phá ngay ngụy quyền, các lực lượng chính trị của chúng, các đơn vị ngụy quân; phải giành dân, làm chủ từng vùng rộng lớn kể cả thị trấn, thị xã, nổi dậy tới đâu phải tổ chức xây dựng ngay các đoàn thể, chính quyền cách mạng, lực lượng vũ trang địa phương đến đó; tốc độ nổi dậy phải nhanh, mạnh, rộng từ nông thôn chuyển mạnh vào quận lỵ, thị trấn, thị xã,… Để mỗi cá nhân, tập thể quyết tâm làm tròn nhiệm vụ của mình, Chỉ thị yêu cầu các cấp ủy địa phương cần nhanh chóng quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ, đồng bào rõ chủ trương dứt khoát của ta là nhất định phải đánh đổ ngụy quân ngụy quyền, giải phóng toàn bộ tỉnh Quảng Ngãi.

Chiều ngày 22/3/1975, Thường vụ Huyện ủy Bình Sơn họp bất thường tại thôn Phước Thuận để quán triệt Chỉ thị của Thường vụ Tỉnh ủy và triển khai lực lượng áp sát bao vây địch, cắt đứt giao thông quốc lộ 1 và tấn công tiêu diệt chúng, phá khu dồn, giải phóng các xã Bình Chánh, Bình Thạnh, Bình Dương, Bình Thới, Bình Long, bao vây chi khu quận lỵ. Đồng thời, Thường vụ Huyện ủy còn chủ trương phân công cán bộ về chỉ đạo xây dựng chính quyền, các đoàn thể vùng mới giải phóng để ổn định đời sống của Nhân dân, nhất là đồng bào ở khu dần mới về làng cũ; giải quyết cứu trợ, giúp đỡ Nhân dân ở Chí Trung bị bom, pháo địch tàn phá; tiếp tục truy bắt bọn tàn binh, ngụy quyền và ác ôn; huy động bổ sung thanh niên cho lực lượng vũ trang huyện, tỉnh để tiếp tục chiến đấu và tổ chức thành lập ban tiếp quản lý, thị trấn.

Được Thường vụ Tỉnh ủy và Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu nhất trí chuẩn y kế hoạch tác chiến tiêu diệt địch ở Quảng Ngãi; Ban Chỉ huy chiến dịch Quảng Ngãi quyết định chậm nhất là ngày 24/3/1975 phải chuyển sang giai đoạn tiến công và nổi dậy giải phóng thị xã Quảng Ngãi và các thị trấn, quận lỵ trong tỉnh.

Cùng với các địa phương trong tỉnh; gần 12 tiếng đồng hồ, Trung đoàn 94 và lực lượng huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh chiến đấu liên tục, đã tiêu diệt gần 600 tên địch, bắt sống trên 2.000 tên lính và hàng ngàn tên ngụy quyền, ác ôn, thu hàng chục nghìn tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến tranh trên một đoạn đường dài 3km.

Thừa thắng, sáng ngày 25/3/1975, Đại đội 95 huyện tấn công vào chi khu quận lỵ Bình Sơn, bắn cháy một xe tăng, toàn bộ ngụy quyền quận ra đầu hàng. Cờ Mặt trận giải phóng tung bay trên nóc nhà quận lỵ, báo hiệu huyện nhà được hoàn toàn giải phóng. Các đơn vị 31, 41, 51, 95 và du kích cùng lực lượng quần chúng khởi nghĩa tiến công đập tan nát các chốt điểm còn lại của địch ở Bình Thạnh, Bình Chánh, Bình Dương, Bình Thới, Bình Long; quần chúng nổi dậy phá khu dồn giành quyền làm chủ. Nhân dân khắp nơi trong huyện treo cờ của Mặt trận giải phóng, lập bàn thờ Tổ quốc, treo ảnh Bác Hồ, dựng cổng chào, căng khẩu hiệu đón mừng chiến thắng.

Chỉ trong thời gian 10 ngày, dưới dự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, quân và dân Bình Sơn cùng quân và dân trong tỉnh phát huy cao độ sức mạnh của chiến tranh Nhân dân; thực hành tổng công kích và nổi dậy giải phóng hoàn toàn quê hương, tiếp tục lãnh đạo các lực lượng trong huyện chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần cùng cả nước kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước lâu dài, gian khổ và đầy hy sinh, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ Nhân dân ở miền Nam, thống nhất Tổ quốc vào ngày 30/4/1975.

Tuy giành được thắng lợi to lớn trọn vẹn, quê hương được hoàn toàn giải phóng, nhưng công việc còn nhiều bề bộn; trong quận lỵ, thị trấn và các ấp, khu dồn mới được giải phóng còn ngổn ngang tàn tích của chế độ thực dân mới, của chiến tranh và những cảnh tượng thảm bại của kẻ thù. Phương tiện chiến tranh còn vứt bỏ bừa bãi, xác chết của bọn địch chưa kịp chôn cất, bom mìn địch còn tiếp tục gây thương vong cho Nhân dân. Đồng bào trong các khu dồn, ấp chiến lược trở về quê hương trên những vùng đất trắng vừa vui mừng vừa căm giận bọn cướp nước và bọn bán nước.

Trước tình hình đó, Huyện ủy chỉ đạo Ban quân chính phối hợp với các đội công tác tiến hành tiếp quản các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế. Các công trình quân sự được canh gác bảo vệ, công sở, tài sản công cộng, chiến lợi phẩm được quản lý, bảo quản, tài sản của Nhân dân được bảo vệ, tài sản vắng chủ được giao cho người có trách nhiệm quản lý.

Chính quyền cách mạng tổ chức cứu tế, cứu chữa nạn nhân chiến tranh, động viên Nhân dân giúp vật liệu xây dựng nơi ăn ở tạm cho những gia đình gặp nhiều khó khăn, tạm giao ruộng đất cho những người mới trở về không có ruộng, ưu tiên những gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng. Lực lượng vũ trang tiếp tục truy quét bọn địch ngoan cố, lo việc rà phá bom mìn còn vương vãi khắp nơi, xử lý những kho vũ khí của địch để lại.

Chính quyền các cấp tiến hành phân loại các đối tượng trong ngụy quân, ngụy quyền, tổ chức học tập, cải tạo theo đường lối, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta.

Với sự tích cực của các cấp ủy, chính quyền, sự hưởng ứng nhiệt tình của Nhân dân, các mặt sinh hoạt xã hội và đời sống Nhân dân nhanh chóng được ổn định. Một khí thế sôi nổi, phấn khởi của một xã hội mới tràn nhập khắp thôn xóm trong huyện.

Ngày 25/3/1975 mãi mãi đi vào lịch sử huyện Bình Sơn như một mốc son chói ngời trong trang sử đấu tranh đầy hào hùng và vô cùng anh dũng suốt 30 năm của Đảng bộ quân và dân trong huyện.

Chiến thắng ngày 25/3/1975 của Đảng bộ, quân và dân Bình Sơn đã góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc Việt Nam anh hùng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Từ đây, Nhân dân Bình Sơn cùng Nhân dân cả nước bước vào thời kỳ mới – thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thực hiện lời Bác Hồ kính yêu căn dặn trong Di chúc: “Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!”.

Cùng với sự phát triển của tỉnh Quảng Ngãi, trong những năm qua, để phát huy lợi thế và tiềm năng của tỉnh, Quảng Ngãi huyện Bình Sơn, xã Bình Châu đã tích cực huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển hiện nay của Quảng Ngãi. Với lợi thế Quảng Ngãi có hơn 130km chiều dài bờ biển và có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa... là những tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển và phát triển du lịch.
Cùng với các xã, những năm qua, xã Bình Châu cũng đã tập trung đầu tư và huy động các nguồn nhân lực từ các tổ chức và cá nhân, nhờ vậy đến nay đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong xã đã được nâng lên đáng kể. 25/3/1975 đã đi vào lịch sử vẻ vang và oanh liệt của Đảng bộ và nhân dân xã Bình Châu. Quân và dân huyện nhà đã liên tục tiến công và nổi dậy tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ nguỵ quân, nguỵ quyền, giành chính quyền về tay nhân dân, huyện Bình Sơn được hoàn toàn giải phóng... Từ một huyện nghèo với nhiều vết thương chiến tranh, 50 năm sau giải phóng huyện Bình Sơn xã Bình Châu đang thay da đổi thịt từng ngày.